SEO và những điều bạn chưa biết?

Khi bạn bước chân vào lĩnh vực làm web hoặc marketing, ít nhiều gì thì chắc chắn bạn đã nghe tới Seo và nhiều người khuyên bạn làm seo vì đây là một lĩnh vực đang bùng nổ lên ở thời gian gần đây.
Vậy seo là gì? Và làm thế nào để bạn có thể đạt được thành công trong seo?
Tôi biết rằng,  nhiều bạn khi theo dõi bài viết này cũng đã biết seo là gì, nhưng ở đây, tôi sẽ không chỉ giải thích định nghĩa của nó, mà còn đề cập đến những ứng dụng và kết quả của seo mang lại mà ngay cả chính bạn cũng chưa bao giờ ngờ tới.
Mục lục:

Seo là gì?

Seo là viết tắt của Search Engine Optimization. Tiếng Việt nghĩa là tối ưu công cụ tìm kiếm. Ở Việt Nam công cụ tìm kiếm phổ biến nhất chính là Google, do đó định nghĩa SEO thường được hiểu là tối ưu với Google hay đưa website lên TOP Google.
Thực ra ngoài google còn có khá nhiều công cụ tìm kiếm khác có thể kể đến như yahoo, bing, yandex, coccoc,…

SEO làm gì?

Nếu nói đến SEO thì bao gồm 2 phần: Seo Onpage và Seo Offpage. Seo onpage là những thứ bạn làm được trên website chính của bạn. Nhưng tối ưu nội dung, tối độ load, giao diện,… Seo offpage là những điều bạn làm ở ngoài trên bạn như đi link để dẫn về web của bạn, đi social,…. Về Seo onpage và Seo offpage khi nào dư thời gian nhiều mình sẽ viết bài chi tiết hơn để nói về nó.
Đối với một nhân viên Seo (Seoer) thì công việc hằng ngày thì thường là viết bài đi forum (diễn đàn) để đặt link, rồi mạng xã hội (google plus, pinterest, twitter, facebook,…). Ngoài ra có khi còn phải tạo ra các chủ đề trên forum trên các forum hàng đầu hiện nay để quảng cáo sản phẩm của họ. Hình thức này gọi là forum seeding, ngoài ra công việc của Seoer thì tất nhiên không thể bỏ qua yếu tố phải ngồi phân tích từ khóa để viết bài rồi rồi đẩy nó lên vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm rồi, mà cụ thể ở Việt Nam chúng ta thì là google. Bởi do google gần như thói quen tìm kiếm hàng đầu của người Việt hiện nay.
Đó là đối với Seoer thông thường, ngoài ra có một số nơi sẽ yêu cầu Seoer phải chạy quảng cáo qua các kênh như Google AdWords, Facebook Ads, Bing Ads.
seo làm gì
Tùy thuộc công ty cũng như chiến lược phát triển Seo của mỗi công ty. Có khi Seoer phải đảm nhiệm làm các site vệ tinh cho công ty luôn. (Site vệ tinh là những web nhầm mục đích để giúp cho web chính được mạnh hơn. Cái này có thời gian mình sẽ viết bài giải thích thêm. Không thì các bạn có thể tìm hiểu trên google để biết nha.)
Tùy thuộc vào quy mô công việc của Seoer sẽ thay đổi khác nhau. Như ở các công ty có quy mô nhỏ thường Seoer đảm nhận khác nhiều việc. Có thể kể ra như thiết kế, viết bài, quản lý, sửa máy tính lặt vặt, quản trị mạng, biết lập trình để chỉnh sửa….
Còn đối với những công ty có quy mô to hơn thì Seoer sẽ làm đúng công việc của mình như đi link, social, xây dựng vệ tinh,…
Seo là một công việc cần sự kiên trì. Nếu bạn muốn lên nhanh chóng thì bạn chạy quảng cáo bằng google Adwords cho nhanh. Tất nhiên sẽ đốt tiền của bạn vi vu. Seo có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến như tuổi của tên miền, tên miền có từng bị phạt hay chưa,… Nhưng quyết định vị trí của bạn lại nằm trong tay của google. Nên mình đảm bảo kể cả chuyên gia hàng đầu Seo hiện nay cũng chả dám quả quyết cam đoan sẽ lên và nằm ở vị trí bao nhiêu chính xác 100%.
Họ chỉ có thể cam kết là top 10, top 5, top 3 và thời gian khoảng bao lâu. Tóm lại Seo là một công việc rất hên xui và cực kỳ cạnh tranh vì vậy vị trí chỉ có 10 mà vô số doanh nghiệp tranh giành.
Tóm lại SEO là một trong những giải pháp Marketing hiệu quả và ít tốn kém nếu bạn tìm được một chuyên gia SEO thực thụ. Mong rằng bài viết đã cho bạn cái nhìn chính xác hơn về SEO.

Công dụng của Seo

Với tôi, đây thực sự là phần hay nhất! Việc SEO mang lại rất nhiều lợi ích cả về ngắn hạn lẫn dài hạn cho sự phát triển của công ty bạn.
Lợi ích ngắn hạn và dài hạn trong seo
Đầu tiên, chúng ta hãy bắt đầu điểm qua 5 kết quả ngắn hạn mà Seo mang lại.

Kết quả ngắn hạn.

  1. ROI (Return On Investment – tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư)

Với seo, bạn có thể đo lường được hiệu quả nguồn vốn đầu tư của mình so với chi phí quảng cáo một cách chính xác cho dù website của bạn có phải là một website E-commerce hay không.
Với seo, bạn không chỉ đo lường được hiệu quả, xác nhận được lợi nhuận, lượng truy cập website (traffic), và tỉ lệ chuyển đổi của từng từ khoá mang lại, mà còn có một cái nhìn tổng quan hơn từ đó biết rằng mình gặp vướng mắc, đầu tư sai lầm ở khúc nào để giải quyết cụ thể.
Ví dụ
Sau đây là một ví dụ giúp bạn dễ dàng hình dung được các bước tính sơ lược ROI của những chiến dịch seo. Trở lại ví dụ ban đầu, từ khóa laptop cũ có khoảng 12,100 lượt tìm kiếm/tháng.
từ khóa laptop cũ trong adword
Theo thống kê, các website ở vị trí top có tỉ lệ click như sau:
  1. 35%
  2. 20%
  3. 15%
Giả sử bạn đang đứng ở vị trí top 1, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có 12,100 x 0,35 = 423,5 lượt click/tháng. Với tỉ lệ chuyển đổi là 4% (tùy vào từng lĩnh vực mà tỉ lệ chuyển đổi này sẽ có sự thay đổi, trong trường hợp này tôi chọn con số thấp nhất), bạn có được 423,5 x 4% = 17 khách hàng/tháng.
Nếu như lợi nhuận của mỗi chiếc laptop là 500.000đ thì một tháng bạn sẽ kiếm được 8,5 triệu đồng chỉ với một từ khóa “laptop cũ” này.
Trên thực tế, bạn không chỉ thực hiện việc SEO cho một từ khóa này, mà bạn sẽ làm nguyên bộ từ khóa liên quan đến nó (như “laptop giá rẻ”, “laptop cũ giá rẻ”, “laptop cũ hcm”,…) và tổng số lượt tìm kiếm thậm chí có thể lên đến 300,000 search/tháng.
Kết  luận
Trên đây chỉ mới là một ví dụ tôi ước tính sơ lược về giá trị nhận được khi bạn làm SEO. Thực tế còn rất nhiều cách khác giúp bạn có thể tính toán chính xác lợi nhuận của mình khi thực hiện các chiến dịch SEO này.
Đối với các trang E-commerce, ngoài việc thấy được các thống kê chính xác hành vi của khách hàng từ lúc lựa chọn cho đến khi đưa sản phẩm vào giỏ hàng, nó còn cho phép bạn biết được đâu là từ khóa mang về tỉ lệ khách hàng hoàn tất thanh toán cao nhất.
Còn đối với những trang không phải E-commerce, bạn sẽ biết được chi tiết có bao nhiêu khách hàng tiềm năng liên lạc với mình (thông qua việc hoàn tất điền form đăng kí dịch vụ), từ đó tính toán được một ROI ngắn hạn mà SEO có thể mang lại.
  1. Chi phí hiệu quả

SEO là một trong những cách thức/ chiến lược marketing hiệu quả về chi phí bởi vì nó nhắm tới những người đang chủ động tìm kiếm sản phẩm. dịch vụ.
Khác với cách thức telemarketing thông qua việc spam điện thoại bằng đội ngũ sale hay spam email rác, SEO là phương pháp inbound marketing – marketing dựa trên những nội dung thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng.
Có thể việc bán hàng qua điện thoại vẫn là một chiến lược marketing hiệu quả, nhưng để tìm kiếm được một khách hàng tiềm năng, cách làm này tốn ít nhất hơn 61% so với việc bạn sử dụng SEO cho chính doanh nghiệp của mình.
Bằng việc nhắm đến những khách hàng đang có nhu cầu và chủ động tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ cụ thể trên internet, SEO cung cấp cho bạn những lượt truy cập vào website chất lượng hơn hẳn so với các chiến lược marketing khác, đồng thời tiết kiệm được tối đa chi phí cho doanh nghiệp của mình.
  1. Cải thiện trải nghiệm người dùng

    trải nghiệm khách hàng
Một trong những kĩ thuật chính giúp cho một chiến dịch seo thành công đó là việckhông ngừng cải thiện cấu trúc trang web, nội dung của bạnmột cách tốt nhất. Điều này giúp cho việc bộ máy tìm kiếm dễ dàng tìm thấy website của bạn cũng như người dùng dễ dàng tiếp thu và tìm kiếm thông tin trên trang web bạn.
  1. Hiểu về hành vi khách hàng tiềm năng.

Như tôi đã đề cập ban đầu, nếu SEO giúp bạn có được lượng truy cập chất lượng thì Google Analytics sẽ giúp bạn theo dõi và phân tích được lượng truy cập này.
Toàn bộ dữ liệu về khách hàng của bạn: về giới tính, độ tuổi, vị trí địa lí, ngôn ngữ sử dụng cũng như các mối quan tâm, lịch sử tìm kiếm, thậm chí là cách thức và thời gian khách hàng xem thông tin trên website của bạn,… đều được Google Analytics ghi nhận và thống kê.
Những dữ liệu này là CỰC KÌ, CỰC KÌ quý giá bởi nó giúp bạn có thể phác họa được rõ ràng nhất chân dung khách hàng tiềm năng, từ đó lựa chọn áp dụng các chiến dịch marketing hiệu quả cho cả online lẫn offline!
hành vi nguoi dùng trong seo
Ở trên chính là 4 lợi ích ngắn hạn mà SEO mang lại cho công việc kinh doanh của bạn. Tiếp theo đây chính là phần mà tôi thích nhất – lợi ích dài hạn của SEO- bởi lẽ một doanh nghiệp có thể phát triển thịnh vượng luôn được đo lường dựa trên sự phát triển dài hạn và bền vững của nó! Và cũng bởi vì các lý do này, bạn nên tham gia các khóa đào tạo SEO để có thể mang lại cho mình những kết quả từ kênh truyền thông này.
Rồi, chúng ta sẽ bắt đầu đi tiếp về..

Kết quả dài hạn

  1. SEO cung cấp sự tin cậy cho doanh nghiệp

Những người tìm kiếm trên google, có lẽ họ không để ý nhưng điều này có xảy ra, đó là trong tâm trí họ sẽ nhìn thứ hạng tìm kiếm của từ khoá như một phiếu bầu của niềm tin : “ Google cho một website đứng ở vị trí đầu, có nghĩa website đó là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực này”.
Khách hàng của bạn có lẽ không nhận ra nhưng thứ hạng tìm kiếm trên google bạn càng cao, bạn càng có được nhiều sự tin tưởng trong mắt họ.
  1. SEO tốt cho việc xây dựng, củng cố và phát triển hình ảnh thương hiệu

Đứng ở vị trí một doanh nghiệp, bạn luôn muốn website của mình xuất hiện tại những vị trí gần top đầu nhất có thể khi người dùng tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực bạn kinh doanh.
Tuy nhiên, mong muốn tăng tỉ lệ truy cập vào website chưa phải là lí do duy nhất khiến hầu hết các doanh nghiệp hiện nay mong muốn có được vị trí top này, mà nó còn là việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cho chính doanh nghiệp của họ.
Lấy một ví dụ cụ thể, hầu hết người dùng Google không bao giờ dừng lại ở việc tìm kiếm một từ khóa hay click vào một website rồi hoàn tất.
Thay vào đó, họ có xu hướng tìm kiếm rất nhiều những từ khóa có liên quan thêm nhiều, nhiều và nhiều lần nữa cho đến khi có được đầy đủ thông tin như mong muốn.
Vậy điều này có ý nghĩa gì? Đó chính là doanh nghiệp bạn sẽ có nhiều khả năng liên tục, liên tục và liên tục xuất hiện trong mắt người tìm kiếm tại vị trí top đầu của Google. Và cơ hội sẽ càng cao hơn nữa khi người dùng nhìn nhận doanh nghiệp của bạn như một trong những thương hiệu lớn của lĩnh vực kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mà họ đang hướng đến.
Chỉ cần tưởng tượng đến việc bạn liên tục xuất hiện trong 5 vị trí đầu của từ khóa họ đang search thì bạn chẳng khác nào là một trong 5 công ti đi đầu về lĩnh vực, thị trường của chính bạn?

Tại sao thương hiệu của công ty lại rất quan trọng?

Từ những lợi ích mà seo mang lại cho bạn về thương hiệu như tôi đã đề cập ở trên, dưới đây là 5 ý tôi sẽ làm rõ khả năng của seo có thể mang lại trong việc xây dựng, phát triển và củng cố thương hiệu của một doanh nghiệp

1.Tự tin mở rộng kinh doanh vì đã có một nền móng vững chãi trên thị trường

2.Không nhất thiết phải chạy theo cuộc đua về giá như những công cụ marketing khác

Tại sao tôi lại nói như vậy? Ý của tôi ở đây là gì? Để tôi lấy một ví dụ cụ thể về Google Adwords – một hình thức marketing khác trên Google.
Khi áp dụng Google Adwords, một tâm lí chung xảy ra hầu hết ở tất cả mọi người chính là luôn cố gắng, nỗ lực thu thêm lợi nhuận và lấy lại được số vốn bạn đã bỏ ra cho chi phí marketing, dẫn đến việc bạn buộc phải hạ giá thành sản phẩm/dịch vụ của chính mình.
Thử tượng tượng rằng bạn phải chi ra 20,000đ cho mỗi lượt click vào quảng cáo Adword và lợi nhuận sau khi đã trừ tất cả các chi phí là 100,000đ cho mỗi sản phẩm.
Nếu tính đến hết lượt click thứ 3, bạn đã phải bỏ ra 60,000đ cho chi phí marketing nhưng vẫn chưa có bất kì một đơn hàng nào thì tâm lí chung lúc này, bạn sẽ mong muốn hạ giá thành sản phẩm của chính mình xuống với hi vọng ở những lượt click thứ 4, 5 kế tiếp sẽ có khách hàng mua nó vì giá rẻ hơn so với thị trường bên ngoài.
Dù rằng việc chấp nhận lấy được ít lợi nhuận hơn, thậm chí chỉ cần hòa vốn là điều không thể tránh khỏi. Tất nhiên điều này sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mô hình kinh doanh, phễu,… nhưng ở đây tôi chỉ đề cập đến ví dụ này để bạn có thể hiểu rõ hơn điều tôi vừa nói.

3. Làm chủ cuộc đàm phán với các nhà cung cấp khi hình ảnh của bạn là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực


4. Người tiêu dùng tin tưởng hơn, yên tâm và mong muốn được dùng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp.

Một nghiên cứu cho thấy có đến 72% khách hàng nói rằng họ chấp nhận trả 20% cao hơn so với thương hiệu khác khi họ chọn mua thương hiệu mà họ yêu thích.
Trong khi 50% khách hàng chấp nhận trả 25% cao hơn và 40% khách hàng chịu trả đến 30% cao hơn. 25% khách hàng nói giá cả không thành vấn đề một khi họ đã tín nhiệm và trung thành với một thương hiệu.
Hơn 70% khách hàng nói thương hiệu là một trong những yếu tố mà họ cân nhắc khi chọn mua một sản phẩm, dịch vụ và hơn 50% thương vụ thực sự là do sự lựa chọn thương hiệu.
30% số thương vụ được hoàn tất dựa trên sự giới thiệu của đồng nghiệp.- 50% người tiêu dùng tin rằng sự thành công của một thương hiệu mạnh là lợi thế đối với việc đưa ra thị trường thêm sản phẩm mới và họ sẵn sàng dùng thử sản phẩm mới của một thương hiệu mà họ đã tín nhiệm.

5. Một thương hiệu được người tiêu dùng biết đến sẽ mang lại những lợi ích lợi nhuận cho doanh nghiệp cả ở hiện tại và tương lai.

Đầu tư vào seo ở thời điểm hiện nay là quan trọng hơn bao giờ hết, mặc cho những khó khăn mọi người gặp phải khi thực hiện các chiến dịch seo.
Doanh nghiệp của bạn cần một chiến lược SEO đúng đắn và hiệu quả nếu như bạn muốn thành công trong lĩnh vực online marketing, bởi lẽ, SEO là một trong những phương thức online marketing hàng đầu cho bất kì một doanh nghiệp nào muốn xây dựng thương hiệu trường tồn vững mạnh.
“Sản phẩm là thứ được làm ra từ trong nhà máy
Thương hiệu là thứ mà khách hàng mua
Sản phẩm là thứ có thể bị bắt chước một cách dễ dàng
Thương hiệu là độc nhất vô nhị
Một sản phẩm có thể bị lỗi thời nhanh chóng
Thương hiệu là trường tồn”
Bạn cũng có thể tham khảo quy trình học và làm seo giúp đưa website của chúng tôi lên top các từ khóa về ” dịch vụ seo” tại đây.

Một số nhầm tưởng sai lầm về nghề SEO

Học nghề SEO trong phần này sẽ giải đáp một số nhầm tưởng mà giới Seoer nghiệp dư đang vướng phải.
Hãy đọc để rút ra kinh nghiệm của mình nhé!

Nghề SEO giống như nghề làm về IT

IT viết tắt là Information Technology. Nghề SEO với nghề IT không hề giống nhau. Nếu như IT về lập trình máy tính một cách chuyên sâu, thì SEO lại về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nghề SEO chỉ cần biết soạn thảo văn bản, cài đặt các phần mềm chính để phục vụ cho chạy Adwords, phân tích và đo lường kết quả. Đúng đắn hơn, cần nói rằng, nghề SEO liên quan đến nghề IT.

Nghề SEO chỉ cần có kiến thức tin học, không cần khả năng viết lách

Nếu bạn nghĩ vậy thì bạn đã nhầm to. Copywriter là việc quan trọng nhất trong nghề SEO. Vì nội dung mới chính là thứ thu hút và níu giữ người đọc. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tốt nhưng nội dung lại nghèo nàn thì sớm muộn trang web cũng bị quên lãng. Nghề SEO đòi hỏi khả năng biết copy và write lại một cách hấp dẫn.

Nghề SEO thì không cần biết design

Kỹ năng design tầm cao thì có thể không cần, nhưng kỹ năng design căn bản thì không thế không có nếu như bạn muốn theo đuổi nghề SEO. Bởi vì, bạn không thể tối ưu hóa trang web của mình để được xếp thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google nếu như trang web đó không có hình ảnh hấp dẫn. Nghề SEO liên quan đến Photoshop, video design và một chút khả năng mỹ thuật. Bài viết chuẩn SEO không thể không có những bức ảnh design hấp dẫn.

Nghề SEO chỉ là tối ưu hóa trang web có sẵn với Google, nên không cần phải biết lập trình

Thực ra thì không hẳn thế, bởi vì khi tối ưu hóa cái gì đó, thì bạn cần hiểu nó. Ngôn ngữ lập trình chính là ngôn ngữ của website. Chỉ khi hiểu được thứ ngôn ngữ ấy, bạn mới hiểu được trang web cần gì. Nghề SEO không cần những kiến thức chuyên môn về lập trình, nhưng kiến thức căn bản thì không thể thiếu.

Nghề SEO và Marketing chẳng liên quan gì đến nhau

Đây là nhầm tưởng tai hại. SEO là một nhánh của SEM (Search Engine Marketing – Marketing công cụ tìm kiếm). Trong thời đại hiện nay, khi mà marketing online ngày càng phát triển, thì nghề SEO gần như trở thành nghề quan trọng để chạy marketing tốt.

Nghề SEO có thể tự học được

Nhầm tưởng này làm cho khá nhiều người tốn công tốn sức tự học, tự mày mò, để rồi kết quả chẳng được thành công như mong đợi. Bằng chứng là có hàng ngàn trang web với tên domain đầy hấp dẫn được lập ra mỗi ngày, rất nhiều post nhưng chưa bao giờ được lên top10 Google. Bạn nên tìm một trung tâm uy tín, kinh nghiệm lâu năm, tài liệu rõ ràng để theo học, sau đó thực hành.
Bạn đang băn khoăn không biết nên làm thế nào để đẩy website của mình lên Top10 Google, cạnh tranh với hàng ngàn website đối thủ và dẫn đầu thị trường? Dưới đây là 2 con đường đã giúp hàng trăm doanh nghiệp thành công:

Nhận xét

  1. Quá trình seo là một cuộc chạy đua đường dài. Không vì hôm nay bạn là đứng đầu danh sách tìm kiếm của Google mà SEO cộng hưởng sẽ bỏ quên và không hoạt động nữa. Đội ngũ của chúng tôi luôn duy trì và giữ vững tinh thần và thái độ. Để đấu tranh giữ vững thứ hạng websiate của bạn với các đối thủ khác. Thành công nhận thấy rõ ràng nhất là quá trình giành lấy thị phần cũng như khách hàng. Và chúng tôi sẽ không cho đối thủ có cơ hội tiếp cận họ trước website của bạn.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét